Nguồn sách Trung Quốc Oa quốc đại loạn

Cuộc đại loạn rơi vào thời kì sơ sử của Nhật Bản. Những biên niên sử quốc gia sớm nhất nước Nhật là Cổ sự kýNhật Bản thư kỷ đã bắt đầu tường thuật từ Thần đại, thế nhưng chúng chủ yếu mang tính chất thần thoại, chỉ sau khoảng cuối thế kỉ thứ 6, thì các ghi chép trong Nhật Bản thư kỷ mới là lịch sử đáng tin cậy.[3] Sử ký các triều đại Trung Quốc là một nguồn tài liệu quan trọng về lịch sử nước Nhật trước thế kỉ thứ 6, chứa tài liệu viết duy nhất về cuộc đại loạn ở thế kỉ thứ 2 này. Lịch sử Nhật Bản được kể lại trong vài mục về xứ sở láng giềng "man rợ" của nước Trung Hoa ở cuối mỗi lịch sử triều đại dưới dạng chú thích, chứ không được viết thành một chương chính. Do đó, thông tin về cuộc đại loạn này rất hạn chế. Những chi tiết đề cập sớm nhất nằm trong các đoạn được gọi là Wajinden của Nguỵ chí (khoảng năm 297), là một phần của Tam quốc chí. Các bộ sử sau đó bàn đến cuộc đại loạn như Hậu Hán thư (khoảng năm 445), Lương thư (635), Tùy thư (636) và Bắc sử (giữa thế kỉ thứ 7) rút ra nhiều từ các tác phẩm trước đó.[4]

Sau đây là toàn văn của Ngụy chí, Hậu Hán thư, Tùy thư và Bắc sử về cuộc chiến:

Đất nước này trước đây có một nam nhân cai quản. Trong khoảng bảy mươi hay tám mươi năm kế tiếp, động đãng bất an, chiến loạn bất đoạn. Sau đó, dân chúng lại đồng ý chọn một nữ nhân để làm người thống trị. Tên bà là Ti Di Hô.

— Lịch sử nước Nguỵ (Nguỵ chí), Accounts of the Eastern Barbarians[5]

Vào thời trị vì của Hoàn Đế và Linh Đế thì quốc gia đó đại loạn, dân tương tranh chiến; vì vậy, trong nhiều năm, nó trở nên không có người cai trị. Ở đó lại có một phụ nữ tên là Ti Di Hô; người, bằng cách sử dụng tinh thần, đã có thể khiến nhiều người bối rối, đến nỗi đồng bào nhất khởi tôn làm vương.

— Tuỳ thư, Accounts of the Eastern Barbarians[6]

Dưới triều Linh Đế, đất nước đó vô cùng hỗn loạn, dân tương tranh chiến; vì vậy, trong nhiều năm không có người cai trị.

— Bắc sử[7]

Lương thư chỉ viết là "quốc gia đại loạn" giữa năm 178 và năm 183.[8]